Vết khâu nâng mũi đóng vảy là tình trạng thường thấy mà nhiều chị em sẽ trải qua sau quá trình thực hiện nâng mũi. Không những thế, nâng mũi sai kỹ thuật, chăm sóc không hiệu quả cũng chính là những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Nếu muốn biết thêm nhiều thông tin hữu ích thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Tại sao nâng mũi bị đóng vảy?
Thông thường, bất kỳ cuộc phẫu thuật thẩm mỹ nào cũng đều xuất hiện các triệu chứng như đau, nhức, sưng tấy, chảy dịch, đóng vảy,… Tuy nhiên, trong đó có tình trạng thường thấy nhất là vết khâu bị đóng vảy. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến vết thương bị đóng vảy như sau:
Bác sĩ phẫu thuật thiếu chuyên môn
Bác sĩ thực hiện đóng vai trò quan trọng trong việc vết khâu nâng mũi bị đóng vảy. Vì kỹ thuật thực hiện của các bác sĩ kém khi khâu đã tác động mạnh khiến mô da nhạy cảm dễ bị nhiễm trùng và đóng vảy.
Hơn nữa, có những trường hợp nguy hiểm hơn là sống mũi sau khi nâng bị biến chứng do thực hiện ở những địa điểm kém uy tín, không có đủ giấy phép hành nghề. Vì vậy, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi làm đẹp để lựa chọn đơn vị đạt chất lượng cao.
Do chăm sóc sau khi nâng mũi
Quá trình chăm sóc cũng gây ảnh hưởng đến việc vết nâng mũi đóng vảy. Trong sinh hoạt hàng ngày bạn không vệ sinh kỹ lưỡng khiến cho các vết thương bị chảy dịch nghiêm trọng. Ngoài ra, ăn uống không kiêng cữ các thực phẩm có khả năng gây sẹo, sẽ khiến vùng da bị thương đau nhức nhiều hơn.
Điều kiện phẫu thuật không đảm bảo an toàn
Hiện nay, có nhiều đơn vị làm đẹp ra đời kéo theo đó là chất lượng cũng có sự khác nhau. Nếu bạn thực hiện nâng mũi tại những nơi không được Bộ y tế công nhận sẽ có nguy cơ nhiễm trùng, chảy dịch, đóng vảy hoặc kết quả sau nâng mũi có thể bị hỏng.
Ngoài vết khâu nâng mũi đóng vảy còn xảy ra biến chứng gì?
Không chỉ xuất hiện tình trạng vết khâu nâng mũi bị đóng vảy mà còn có các biến chứng nguy hiểm khác như sau:
Vết khâu nâng mũi chảy máu
Trên thực tế, sau 1 ngày nâng mũi bạn sẽ thấy vết thương xuất hiện tình trạng chảy máu khi tiến hành thay băng. Tuy nhiên, đây là đặc điểm bình thường và không ảnh hưởng nhiều nên bạn cứ yên tâm. Nếu trường hợp máu rỉ quá nhiều và rỉ trong thời gian dài thì bạn nên liên hệ với bác sĩ thẩm mỹ để được tư vấn trực tiếp.
Vết khâu nâng mũi có mủ
Bên cạnh vết khâu nâng mũi đóng vảy thì vết khâu nâng mũi có mủ cũng rất thường gặp sau phẫu thuật nâng mũi. Thường thì vết mủ tiết dịch có màu vàng đục, có mùi tanh nếu kéo dài không hết thì đây chính là dấu hiệu vết thương nhiễm trùng. Vì vậy, khi gặp tình trạng như vậy thì bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời.
Vết khâu nâng mũi bị đóng vảy có ảnh hưởng gì không?
Theo các chuyên gia cho biết, vết khâu nâng mũi bị đóng vảy là hiện tượng thường gặp và không bị ảnh hưởng gì nhiều. Nhưng bên cạnh đó, có một số trường hợp do chăm sóc không đúng, thực hiện tại các cơ sở kém chất lượng,… nên có thể gây ra một số ảnh hưởng như sau:
- Đau nhức, sưng viêm có mủ: khi vết khâu nâng mũi đóng vảy sẽ làm cho vết thương bị sưng viêm và đau nhức khó chịu. Từ đó, sẽ làm cho vết thương chậm lành tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập khiến trong mũi bị chảy mủ, tiết dịch nghiêm trọng.
- Vết thương ở mũi bị nhiễm trùng: vết khâu nâng mũi đóng vảy trong thời gian dài có thể gây viêm nhiễm dẫn đến kết quả chiếc mũi hỏng.
- Gây ảnh hưởng đến kết thẩm mỹ: nếu có các biểu hiện như đóng vảy, sưng tấy, nhiễm trùng,… có thể là do bị kích ứng, form mũi kém chất chất lượng.
Hướng dẫn vệ sinh vết thương sau khi nâng mũi
Sau khi nâng mũi, vết khâu thường có mủ, máu hoặc sưng tấy. Đây cũng là những triệu chứng phổ biến phát triển sau phẫu thuật thẩm mỹ. Tuy nhiên, nếu bạn làm sạch nó đúng cách, bạn có thể chấm dứt nó. Dưới đây là các bước giúp bạn làm sạch vết khâu để ngăn ngừa nhiễm trùng và ngừng nhiễm trùng. Bạn cũng có thể tham khảo:
- Dùng một miếng gạc nhỏ dưới mũ để thấm nước mũi.
- Thay băng gạc thường xuyên (1-2 lần/ngày) và không chạm vào vết khâu đã đóng vảy.
- Rửa khoang mũi bằng nước muối sinh lý để làm sạch vết thương ở niêm mạc mũi. Trước khi thực hiện, bạn cũng phải rửa sạch tay để tránh vi trùng gây nhiễm trùng.
- Không sử dụng các loại thuốc xịt mũi khác vì chúng có thể gây kích ứng không cần thiết.
Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp các kiến thức về vết khâu nâng mũi đóng vảy và các hiện tượng thường gặp sau nâng mũi. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các chị em nhanh chóng sở hữu một dáng mũi đẹp không bị biến chứng nguy hiểm sau thực hiện.
Để lại một bình luận