Sau nâng mũi bị sưng là phản ứng tự nhiên của cơ thể và kéo dài khoảng 2 – 3 ngày đầu hoặc 1 tuần sẽ giảm hẳn. Tuy nhiên, một số trường hợp nâng mũi 2 tháng vẫn sưng, hiện tượng này liệu có nguy hiểm không? Tìm hiểu những nguyên nhân khiến mũi bị sưng lâu khỏi và cách khắc phục qua phần thông tin dưới đây nhé!
Nâng mũi 2 tháng vẫn sưng có sao không?
Phẫu thuật nâng mũi trải qua quá trình bóc tách để đặt sụn nâng mũi vào bên trong. Vết thương hở tạo ra sẽ làm cho mũi và vùng da xung quanh bị sưng nề, ê đau và căng tức tạm thời. Thời gian mũi hết bị sưng tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, có thể giảm hẳn sau 2 – 3 ngày đầu hoặc kéo dài 1 – 2 tuần.
Trên thực tế, nâng mũi khoảng 3 – 6 tháng mới phục hồi hoàn toàn, ổn định cấu trúc mũi. Một số ít trường hợp gặp phải hiện tượng nâng mũi 2 tháng vẫn sưng cho thấy cơ địa lành thương diễn ra chậm hơn bình thường, hoặc có thể gặp phải những dấu hiệu bất thường do các nguyên nhân khác nhau như gây va chạm, ăn uống không kiêng cữ, dị ứng với chất liệu sụn…
Không nhiều trường hợp nâng mũi 2 tháng vẫn sưng, đặc biệt là kèm theo những dấu hiệu bất thường thì cần tìm đến bác sĩ để được thăm khám. Bác sĩ sẽ tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra phương pháp khắc phục sớm giúp khách hàng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Sau nâng mũi 2 tháng vẫn sưng do đâu?
Sau 2 tháng nâng mũi vẫn sưng có nhiều nguyên nhân khác nhau, để biết cách khắc phục thì chúng ta hãy điểm qua các nguyên nhân thường gặp như:
Kỹ thuật nâng mũi
Tùy vào khuyết điểm trên sống mũi mà quyết định kỹ thuật thực hiện. Nếu sống mũi có chứa ít khuyết điểm không cần can thiệp nhiều thì thời gian phục hồi nhanh hơn. Trái lại, kỹ thuật nâng mũi tác động cả cấu trúc mũi thì cần thời gian lâu hơn để vết thương phục hồi lại.
Bên cạnh đó, kỹ thuật nâng mũi hiện đại áp dụng tại các cơ sở thẩm mỹ uy tín sẽ rút ngắn thời gian lành thương và đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ cao cho khách hàng. Nếu thực hiện tại các cơ sở “chui” áp dụng kỹ thuật lạc hậu, điều kiện phẫu thuật không đảm bảo sẽ khiến mũi bị sưng lâu và gặp các biến chứng.
Tay nghề bác sĩ kém
Trình độ chuyên môn của bác sĩ quyết định lớn đến kết quả thẩm mỹ và sự an toàn cho khách hàng. Với kỹ thuật nâng mũi phức tạp, cần can thiệp bóc tách và đặt sụn nên bác sĩ phải là người có tay nghề vững vàng, kiểm soát được những dấu hiệu bất thường có thể xảy đến. Khi chọn nhầm cơ sở, bác sĩ nón kém tay nghề thì không chỉ nâng mũi 2 tháng vẫn sưng mà còn có nguy cơ bị biến chứng nặng hơn.
Xem thêm: Nâng mũi bị sưng mắt
Cơ địa của người thực hiện
Một số người có cơ địa nhạy cảm, vết thương hở sẽ lâu lành hơn những người có cơ địa bình thường. Do đó, sau khi nâng mũi bị sưng bao lâu phục hồi phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Có trường hợp rất nhanh hết sưng đau sau phẫu thuật, nhưng cũng có trường hợp gặp phải hiện tượng sưng to và cương cứng đến 2 – 3 tháng mới phục hồi.
Trong phẫu thuật, tình trạng sưng viêm diễn ra phức tạp, theo đó nếu gặp phải hiện tượng viêm phù mềm thì khoảng 1 – 2 tuần là khỏi hẳn, nếu gặp tình trạng viêm nề cứng thì mất nhiều thời có khi đến cả năm mới lành thương. Các bạn cần theo dõi cơ địa của mình để có các biện pháp phòng ngừa và chăm sóc kỹ càng hơn.
Chăm sóc hậu phẫu không đúng cách
Chăm sóc hậu phẫu không tốt có thể khiến mũi bị sưng lâu khỏi. Trong quá trình phục hồi vết thương, chúng ta không kỹ càng ở việc vệ sinh thì vết thương có thể bị sưng tấy và nhiễm trùng nặng. Việc không uống thuốc theo chỉ định cũng là nguyên làm cho mũi bị sưng lâu hơn.
Mũi bị sưng to phần lớn có liên quan đến khâu ăn uống. Nhiều trường hợp ăn những thực phẩm như hải sản, thịt gà, thịt bò, đồ nếp, rau muống, thức ăn cay nóng, bia, rượu… khiến cho mũi sưng, mưng mủ và để lại sẹo.
Va chạm mạnh đến mũi
Nâng mũi 2 tháng vẫn sưng to có thể là do va chạm mạnh làm tác động đến vết thương. Kiêng vận động rất quan trọng sau nâng mũi, bởi sụn mũi mới đưa vào bên trong chưa cố định chắc chắn, vết thương hở chưa liền da nên khi va chạm sẽ làm cho mũi đau nhức, sưng tấy.
Một số người làm cho mũi bị lệch vẹo nghiêm trọng sau những cú va chạm mạnh như té ngã, tập thể dục, khiêng vác vật nặng, ngủ nằm sấp… . Vì vậy, các bác sĩ thường dặn dò quý khách hàng nên kiêng vận động tuyệt đối trong khoảng 1 tháng. Đến khi mũi ổn định sụn nâng hoàn toàn khoảng 3 – 6 tháng thì mới nên hoạt động như bình thường, có thể sờ nắn sống mũi tự nhiên.
Mũi bị nhiễm trùng
Nhiễm trùng vết thương luôn là nỗi ám ảnh ở nhiều ca phẫu thuật nâng mũi. Tình trạng nhiễm trùng khiến cho mũi đau nhức, sưng to, bầm tím, chảy dịch có mùi hôi và cơ thể nóng sốt nghiêm trọng, khi không xử lý kịp thời có thể bị hoại tử. Nhiễm trùng diễn ra do các nguyên nhân như không đảm bảo khâu vô trùng trong quá trình nâng mũi, không vệ sinh sạch sẽ, đụng nước và bụi bẩn, dị ứng với sụn nâng…
Mũi không hợp với sụn
Chất liệu sụn nâng cũng là nguyên nhân đáng lo ngại làm cho nâng mũi 2 tháng vẫn sưng. Tại các cơ sở thẩm mỹ thiếu uy tín, sử dụng chất liệu sụn kém chất lượng chưa qua kiểm định an toàn có nguy cơ cao gây dị ứng cho khách hàng. Tình trạng sưng to, đau nhức và mưng mủ cũng bắt nguồn từ đó, do đó nên cẩn thận trong việc lựa chọn sụn nâng cao cấp được Bộ Y tế kiểm định chặt chẽ.
Các nguyên nhân khác
Nâng mũi sau 2 tháng vẫn sưng còn do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như quy trình thẩm mỹ thiếu an toàn, người thực hiện mắc các bệnh lý về đường hô hấp…
Cách khắc phục nâng mũi sau 2 tháng vẫn sưng
Khi gặp phải tình trạng nâng mũi bị sưng 2 tháng chưa khỏi thì các bạn khoan nóng vội. Trước tiên, áp dụng những phương pháp chăm sóc mũi tốt nhất mà bác sĩ đã hướng dẫn, cụ thể:
Chườm lạnh cho mũi
Chườm đá lạnh cho mũi giảm sưng vốn dĩ là phương pháp được khuyến khích áp dụng khoảng 2 – 3 ngày sau nâng mũi để mũi mau chóng giảm sưng. Thế nhưng, sau khoảng thời gian này vẫn chưa khỏi thì các bạn hãy tiếp tục thực hiện. Bọc đá vào túi chườm chuyên dụng rồi chườm lên chỗ sưng đau khoảng 10 – 15 phút, thực hiện 3 – 4 lần/ngày sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Uống thuốc giảm sưng
Nâng mũi 2 tháng vẫn sưng nên tham khảo uống thuốc giảm sưng để ngăn chặn tình trạng diễn ra nặng hơn. Tuy nhiên, không nên tự ý dùng thuốc bên ngoài mà nên đến cơ sở thẩm mỹ để bác sĩ tư vấn dùng đúng loại thuốc phù hợp.
Xem thêm: Cách giảm sưng sau nâng mũi
Bổ sung nguồn thực phẩm hỗ trợ lành thương
Dùng những thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, E, protein, collagen… để thúc đẩy quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn. Đặc biệt là nên uống nhiều nước hay nước ép trái cây để bổ sung dưỡng chất tốt cho sức khỏe, ngăn chặn sưng viêm và nhiễm trùng, đồng thời loại bỏ độc tố trong cơ thể.
Massage cho mũi giảm sưng
Phương pháp massage sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng sưng cứng mũi sau 2 tháng phẫu thuật. Các động tác massage nhẹ nhàng có tác dụng tăng cường lưu thông máu, kích thích quá trình lành thương nhanh hơn.
Liên hệ đến bác sĩ thẩm mỹ
Trường hợp sưng mũi sau 2 tháng và kèm theo những biểu hiện bất thường cần được theo dõi. Song song với việc áp dụng các giải pháp chăm sóc tại nhà, các bạn nên tìm đến các cơ sở thẩm mỹ để bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp khắc phục hiệu quả.
Resolute Bay đã giúp bạn giải tỏa được thắc mắc nâng mũi 2 tháng vẫn sưng. Bên cạnh những nguyên nhân, các bạn đã biết cách khắc phục ra sao nếu rơi vào tình trạng này. Ngoài trường hợp nâng mũi bị sưng, khi có những biến chứng khác thì hãy nhanh chóng tìm gặp bác sĩ nhé!
Xem thêm: Tháo sụn mũi bao lâu thì lành
Để lại một bình luận