Nhiều chị em nghĩ rằng hiện tượng đau đầu nhũ hoa khi chạm vào rất bình thường, bởi tới chu kỳ kinh nguyệt thì đầu ti vẫn hay đau khó chịu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tình trạng này nếu đột ngột xuất hiện và diễn ra thường xuyên thì nên tìm hiểu nguyên nhân chính xác.Từ đây, chúng ta mới có cách khắc phục để ngăn ngừa các bệnh lý.
Hiện tượng đau đầu ti là gì? Một số nguyên nhân
Nhũ hoa hay còn gọi là đầu ti, núm vú, một vị trí khá nhạy cảm trên bầu ngực của các chị em. Nhũ hoa có nhiều dây thần kinh tập trung, đây cũng là vị trí quan trọng liên kết với tuyến sữa để tiết sữa. Vậy, hiện tượng đau đầu nhũ hoa khi chạm vào được hiểu ra sao?
Giải thích hiện tượng đau đầu ti
Hiện tượng đau đầu ti xảy ra riêng biệt ở khối vú của các chị em mà không liên quan đến lòng ngực. Khi chạm tay vào bầu ngực, quầng vú hay đầu núm vú sẽ thấy đau nhức âm ỉ. Thông thường cơn đau chỉ ở mức độ vừa phải, không vượt quá ngưỡng chịu đựng, nhưng cũng làm cho các chị em khó khăn trong việc sinh hoạt, nhất là quan hệ vợ chồng.
Bình thường đến chu kỳ kinh nguyệt, sờ tay vào nhũ hoa sẽ thấy hơi đau. Hiện tượng này xảy ra khoảng vài ngày khi nội tiết tố thay đổi và sẽ biến mất dần sau đó. Vì vậy mà nhiều chị em thường không mấy quan tâm đến biểu hiện đau nhũ hoa. Theo nghiên cứu, hơn 70% phụ nữ mắc phải biểu hiện đau đầu ti do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nguyên nhân đau đầu nhũ hoa khi chạm vào
Đầu núm vú bị đau do nhiều nguyên nhân khác nhau, không hẳn là do kinh nguyệt. Vì vậy, các bạn nên theo dõi tình trạng này và tìm hiểu rõ nguyên nhân để biết cách khắc phục, cụ thể đầu ti bị đau bắt nguồn từ những lý do như sau:
Đau do dậy thì
Bước vào tuổi độ dậy thì, tuyến vú của các bé gái phát triển, bầu ngực dần to hơn và thường xuất hiện cảm giác đau đầu ti mỗi khi chạm vào. Hiện tượng này rất bình thường và sẽ biến mất dần sau khi bước qua giai đoạn này nên các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng.
Đau núm vú trong giai đoạn kỳ kinh nguyệt và rụng trứng
Đến chu kỳ kinh nguyệt, hai loại hormone Estrogen và Progesterone có sự thay đổi làm cho “núi đôi” của các chị em căng tức, sờ vào cảm thấy đau âm ỉ. Ở giai đoạn rụng trứng, tuyến vú được mở rộng khiến đầu núm vú đau hơn bình thường. Khi chu kỳ kinh nguyệt và giai đoạn rụng trứng qua đi thì tình trạng này không còn và có thể tiếp tục xảy ra mỗi khi tới chu kỳ.
>>> Xem chi tiết hơn về tình trạng đau nhũ hoa trước kỳ kinh nguyệt
Bị stress, tâm lý căng thẳng
Theo các chuyên gia nghiên cứu, hiện tượng đau đầu nhũ hoa khi chạm vào cũng có thể là do stress. Ở nữ giới, áp lực trong công việc và cuộc sống khiến tâm trạng trở nên căng thẳng và mệt mỏi, stress kéo dài. Từ đó, cơ thể sẽ giải phóng các loại hormone như Cortisol , Adrenaline, Norepinephrine… gây ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và đau đầu ti nói riêng.
Bị đau do mãn kinh và tiền mãn kinh
Ở giai đoạn tiền mãn kinh, hormone Progesterone bắt đầu suy giảm không cân bằng với Estrogen gây rối loạn nội tiết tố dẫn đến đầu ti bị đau. Theo đó, đến giai đoạn mãn kinh, sự mất cân bằng hormone Estrogen và Progesterone cũng khiến cho đầu nhũ hoa bị đau, ngoài ra còn xuất hiện tình trạng tức ngực, dễ nổi giận, tâm trạng căng thẳng…
Đau núm vú do mang thai
Phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ có vô số sự thay đổi về cơ thể. Biểu hiện rõ nhất là hormone Estrogen và Progesterone được sản xuất nhiều khiến cho tuyến sữa giãn nở, núm đầu ti không những bị thâm đen mà còn bị đau, tức ngực và một số biểu hiện khác thường diễn ra cho đến khi sinh em bé.
Núm vú đau do bị dị ứng
Đau đầu nhũ hoa do dị ứng cũng ít khi xảy ra. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân mà các bạn gái nên hết sức lưu tâm. Khi sử dụng các loại hóa mỹ phẩm như nước hoa, kem dưỡng, sữa tắm, xà phòng, nước tẩy rửa… nên cẩn thận tránh làm da bị kích ứng, nổi mẩn đỏ và khiến đầu núm vú bị ảnh hưởng.
Bị đau đầu ti do cho con bú
Các mẹ bỉm sữa cho con bú khiến đau đầu nhũ hoa khi chạm vào là điều bình thường. Trong giai đoạn này, bé bú sai cách, ngậm chặt núm, núm vú bị thụt vào trong cần kéo ra dẫn đến bị đau, hoặc tắc tia sữa… Tuy nhiên, nếu núm vú bị nhiễm trùng, đau nhức, sưng đỏ, cơ thể ớn lạnh, sốt… thì có thể là dấu hiệu bất thường cần gặp bác sĩ để kiểm tra.
Bị đau đầu vú do bệnh paget
Hiếm khi xảy ra bệnh lý Paget, theo thống kê chỉ chiếm khoảng 1- 4% người mắc phải. Đây là một loại bệnh ung thư xảy ra ở núm vú, không chỉ nữ giới mà ngay cả nam giới cũng có nguy cơ mắc phải. Dấu hiệu của bệnh là bị đau đầu ti, da ửng đỏ, ngứa ngáy, bong tróc, núm vú thụt vào, tiết dịch vàng, chảy máu, da vú dày hơn…
Dấu hiệu biểu hiện nguy hiểm của ung thư vú
Tình trạng đau đầu nhũ hoa khi chạm vào do mắc phải bệnh ung thư rất ít khi xảy ra. Nhưng đây cũng là một trong những biểu hiện cần đề phòng. Khi mắc bệnh ung thư, ngoài biểu hiện đau đầu núm thì còn các dấu hiệu như sau:
- Ở khu vực vú và nách xuất hiện khối u bất thường, nhưng không đau.
- Bầu ngực bị sưng một phần hoặc sưng toàn bộ, kèm theo ngứa ngáy, phát ban.
- Ở núm vú tiết dịch vàng hoặc chảy máu bất thường.
- Vùng da vú bị đỏ, nhăn nheo, sần sùi và dày lên.
- Đầu ti bị thụt hoặc lõm vào bên trong.
Cách khắc phục và phòng ngừa hiện tượng đau đầu nhũ hoa
Đau đầu nhũ hoa dù là bất kỳ nguyên nhân nào thì trước tiên chúng ta nên khắc phục và phòng ngừa bằng các biện pháp đơn giản như sau:
Chọn áo ngực phù hợp
Mặc áo lót quá chật, ma sát với đầu ti cũng gây đau rát, ngứa ngáy. Do đó, các bạn nên chọn mua áo lót có kích cỡ phù hợp, không nên bó sát gây chèn ép núm vú gây cản trở lưu thông máu. Nếu đang ở nhà, các bạn cũng có thể thoải mái thả rông để bầu ngực được thoáng mát tránh bí bách.
Sử dụng miếng lót ngực
Miếng lót ngực có tác dụng giúp che đi phần nhạy cảm mỗi khi diện những bộ cánh mát mẻ. Một lợi ích khác mà có thể bạn chưa biết, đó là miếng lót ngực còn có công dụng giúp cho đầu núm vú không bị đau. Do chất liệu của sản phẩm có độ mềm mại tạo cảm giác dễ chịu, tránh áp lực khiến đau đầu nhũ hoa khi chạm vào.
Vệ sinh nhũ hoa sạch sẽ
Đầu núm vú đang bị đau, ngứa ngáy thì các bạn nên lưu ý đến vấn đề vệ sinh. Mỗi ngày, dùng vải mềm thấm nước sạch lau nhẹ, tránh gây cọ xát và bóp nắn mạnh tay. Trường hợp đầu ti có vết nứt, nên thoa thuốc mỡ kháng sinh rồi dùng băng gạc vô trùng sạch sẽ.
Ngoài ra, tắm bằng nước ấm cũng là cách giúp thúc đẩy lưu thông khí huyết, làm dịu cơn đau ở đầu núm. Chú ý thường xuyên massage nhẹ nhàng bầu ngực vừa giúp “núi đôi” đẹp vừa kiểm tra xem vú có khối u bất thường hay không.
Uống nhiều nước mỗi ngày
Uống nhiều nước sẽ giúp loại bỏ độc tố, tăng cường sức đề kháng và nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh. Tùy vào cơ thể của mỗi người mà nên bổ sung 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra, chúng ta nên tăng cường thêm các loại nước ép rau củ quả, ăn nhiều trái cây, rau xanh, hạn chế các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng.
Chườm lạnh hoặc chườm đá
Bất cứ khi nào nhận thấy biểu hiện đau đầu nhũ hoa khi chạm vào, các bạn cũng có thể áp dụng mẹo chườm lạnh để đầu núm dễ chịu hơn. Trước tiên, nằm ngửa người, tiếp đến dùng chiếc khăn đặt lên hai bên đầu ti, sau đó đắp một túi nước đá hoặc túi gel lạnh, giữ khoảng 15 phút.
Thăm khám định kỳ
Thăm khám định kỳ sức khỏe 6 tháng một lần được các bác sĩ khuyến cáo, bất kể là bầu ngực hay sức khỏe tổng quát. Để từ đó, khi phát hiện được bệnh lý sẽ sớm được khắc phục kịp thời, ngăn chặn bệnh phát triển.
Khi nào thì nên đến gặp bác sĩ?
Khi nhận thấy được tình trạng đau đầu nhũ hoa khi chạm vào, bạn khoang nóng vội. Hãy theo dõi tình trạng và xem xét liệu đây có phải do đến kỳ kinh nguyệt hay thay đổi nội tiết, dị ứng. Với những nguyên nhân này, đầu ti sẽ nhanh chóng trở lại bình thường.
Trong trường hợp, cơn đau đầu ti ngày càng dữ dội, khó chịu và kéo dài hơn 72 giờ thì nên đến gặp bác sĩ. Đặc biệt là khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường như tiết dịch, đầu ti thụt vào, bầu ngực ấm lên, đau một bên ngực… mà không rõ nguyên nhân nào thì nên sớm đi thăm khám để kiểm tra.
Đau đầu nhũ hoa không phải là hiện tượng hiếm gặp ở nữ giới, nhất là trong giai đoạn dậy thì có biểu hiện rõ rệt. Thông thường, tình trạng này chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn rồi khỏi hẳn, có tính lặp đi lặp lại mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt hoặc rụng trứng… Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và kèm theo các dấu hiệu bất thường thì cần thăm khám tại các bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác, hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc kiểm soát tình trạng.
Thẩm mỹ viện Resolute Bay đã cung cấp những thông tin bổ ích về chăm sóc sức khỏe cho các chị em. Bất kể lúc nào đau đầu nhũ hoa khi chạm vào thì bạn hãy áp dụng các cách hướng dẫn ở trên để khắc phục. Và đừng quên thăm khám bác sĩ định kỳ nhằm kiểm tra chính xác tình trạng này!
Để lại một bình luận