Dính môi bé ở trẻ là bệnh lý xảy ra tại vùng kín có thể dẫn đến viêm nhiễm âm đạo, viêm tuyến tiết niệu, thậm chí vô sinh. Cha mẹ hãy cùng Resolute Bay tham khảo ngay những thông tin trong bài viết sau để nắm rõ triệu chứng, nguyên nhân của tình trạng dính môi nhỏ để sớm đưa trẻ đến các cơ sở nhi khoa thăm khám, điều trị kịp thời.
Tìm hiểu rõ dính môi bé là gì?
Dính môi bé cơ quan sinh dục ở bé gái là bệnh lý khi hai cánh môi bé ép sát lại dẫn đến đường tiểu tiện và âm đạo bị chắn đi một phần. Đây là tình trạng xảy ra ở các bé gái trong giai đoạn 3 – 6 tháng và nếu không điều trị kịp thời có thể kéo dài cho đến tuổi dậy thì.
Dính môi nhỏ là bệnh lý sinh dục có thể gặp ở bé gái từ 3 – 6 tháng
Triệu chứng & nguyên nhân, các mức độ
Tình trạng dính môi bé ở trẻ nhỏ là bệnh lý với những triệu chứng, nguyên nhân và các cấp độ biểu hiện như sau:
Triệu chứng nhận biết
Dựa vào một số dấu hiệu sau để cha mẹ có thể đánh giá chính xác bé có đang gặp tình trạng dính hai môi bé sinh dục gồm:
- Khoảng cách giữa môi lớn vào môi bé gần như không có hoặc chỉ là 1 lỗ có kích thước rất nhỏ.
- Hai môi nhỏ dính lại với nhau bởi một lớp màng mỏng xuất phát từ điểm gần hậu môn kéo đến lỗ tiểu và lỗ âm đạo.
- Khi bé tiểu tiện, nước tiểu không thể chảy được thành dòng như thông thường mà chỉ tạo thành từng giọt nhỏ, không đều.
Hai môi nhỏ của bé dính lại qua một lớp màng mỏng
Nguyên nhân
Một số nguyên nhân thường gặp ở trẻ sơ sinh theo khuyến cáo của các bác sĩ như sau:
- Các bé gái trong độ tuổi từ 3 – 6 tháng có hàm lượng hormone estrogen trong cơ thể vẫn chưa ổn định, chỉ số hormone khá thấp. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng dính môi bé ở các bé gái trong giai đoạn sơ sinh.
- Ngoài ra, dính môi nhỏ cơ quan sinh dục nữ còn do viêm nhiễm âm đạo gây nên. Cha mẹ không chú ý vấn đề vệ sinh cho trẻ đúng cách, thời gian mặc bỉm quá lâu mà không được thay rửa thường xuyên, làn da bé nhạy cảm gây kích ứng với sữa tắm, bỉm,… dẫn đến nhiễm trùng âm đạo.
Không vệ sinh âm đạo của bé đúng cách cũng là nguyên nhân gây dính môi sinh dục
Phân chia các mức độ
Theo nhiều tài liệu y khoa, tình trạng dính môi nhỏ âm đạo ở các bé gái gồm 3 mức độ biểu hiện như sau:
- Cấp độ nhẹ: Hai môi bé chỉ ép sát vào nhau 1 phần, che đi một khoảng nhỏ âm đạo và không ảnh hưởng đến lỗ tiểu.
- Cấp độ trung bình: Tình trạng hai môi nhỏ dính vào nhau khiến âm đạo bị che khuất hoàn toàn nhưng vẫn có tiểu tiện bình thường bởi lỗ tiểu không bị tác động.
- Cấp độ nặng: Dính môi nhỏ nghiêm trọng làm che khuất toàn bộ lỗ âm đạo và lỗ tiểu.
Chẩn đoán bệnh lý dính môi bé âm đạo ở trẻ
Các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán dính môi nhỏ thông qua quá trình thăm khám lâm sáng sơ sinh. Chuyên gia nhi khoa sẽ kiểm tra giữa hai môi bé có mảng mô xơ màu trắng hay không.
Bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra chẩn đoán có mắc dính môi sinh dục hay không
Đồng thời, bác sĩ cũng đưa ra nhận định mức độ dính môi sinh dục nhẹ, trung bình hay nặng thông qua tình trạng bị che khuất của lỗ tiểu và lỗ âm đạo. Thăm khám cơ quan sinh dục cũng giúp chuyên gia nhi khoa loại trừ được khả năng bé mắc bệnh lý bất sản âm đạo hay màng trinh bị bít.
Bệnh dính môi nhỏ sinh dục có nguy hiểm không?
Tùy thuộc vào mức độ để bác sĩ nhận định bệnh lý dính môi nhỏ sinh dục nguy hiểm hay không. Nếu tình trạng dính môi bé ở cấp độ nhẹ, chỉ cần can thiệp cân bằng hàm lượng hormone estrogen sẽ cải thiện được vấn đề dính môi âm đạo.
Dính môi mức độ vừa hay nặng được đánh giá khá nguy hiểm có thể gây viêm âm đạo
Đối với trường hợp môi nhỏ bị dính ở cấp độ trung bình và nặng, các bé sẽ được chỉ định thực hiện phẫu thuật tách môi bé. Ca phẫu thuật sẽ diễn ra trong thời gian sớm nhất để tránh nguy cơ biến chứng có thể xảy ra như nhiễm trùng đường tiểu, viêm âm đạo, viêm âm hộ ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ quan sinh dục và sức khỏe của trẻ.
Theo đó, bệnh lý dính môi nhỏ được xem là nguy hiểm khi ở mức độ trung bình và nặng. Khi phát hiện các triệu chứng môi bé âm đạo bị dính đã nêu ở trên, cha mẹ cần đưa bé đến các cơ sở chuyên khoa nhi trong thời gian sớm nhất để được thăm khám và có chỉ định điều trị phù hợp.
Những yếu tố rủi ro khi bé gặp phải dính môi nhỏ âm đạo
Tình trạng bệnh lý dính môi có thể dẫn đến một số yếu tố rủi ro cho sức khỏe của bé như:
- Nước tiểu không thể thoát ra được hết bên ngoài và ứ đọng lại trong âm đạo sau khi bé đi tiểu. Đây là nguyên nhân quần của trẻ luôn bị ướt do nước tiểu rỉ từ từ ra ngoài.
- Vấn đề vệ sinh vùng kín trở nên khó khăn dẫn đến tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm âm đạo,… Nếu không được điều trị sớm, trẻ còn có nguy cơ vô sinh sau tuổi dậy thì.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Ngay khi phát hiện bé có dấu hiệu, cha mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám trong thời gian sớm nhất. Dựa vào kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ nhận định bé gái có bị dính môi nhỏ hay không hoặc phát hiện sớm những bệnh lý bẩm sinh liên quan đến cơ quan sinh dục.
Ngay khi phát hiện dính môi âm đạo cha mẹ cần đưa trẻ đi khám trong thời gian sớm nhất
Bên cạnh đó, nếu dính môi nhỏ kèm theo một số triệu chứng như viêm đường tiết niệu, tiểu tiện khó,… cha mẹ cũng cần sớm cho bé đến các cơ sở y tế chuyên khoa nhi để tránh tình trạng này càng nghiêm trọng hơn. Khi đã có kết quả chẩn đoán và phương án điều trị, cha mẹ cần đưa bé đi tái khám định kỳ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để theo dõi sát sao diễn biến bệnh lý và có điều chỉnh can thiệp kịp thời.
Điều trị khi dính âm môi bé
Hầu hết các trường hợp, dính môi bé âm đạo không ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe của trẻ. Bước qua độ tuổi dậy thì, hai môi nhỏ có thể tự tách ra khi hàm lượng hormone estrogen được cân bằng. Tuy nhiên, dựa theo mức độ nhẹ, trung bình hay nặng của tình trạng dính môi nhỏ cơ quan sinh dục mà các bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị cụ thể như sau:
Đối với mức độ nhẹ
Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kem thoa có thành phần estrogen mang đến hiệu quả cải thiện tình trạng môi nhỏ dính vào nhau. Tuy nhiên, cách điều trị này chỉ áp dụng trong trường hợp dính nhẹ và có thể nhận thấy rõ hiệu quả sau một tuần sử dụng kem estrogen.
Thoa kem cân bằng estrogen là giải phải điều trị dính môi mức độ nhẹ
Sau khi bệnh lý đã được điều trị, cha mẹ vẫn cần thoa kem cho bé đến khi có chỉ định dừng của bác sĩ để phòng ngừa tình trạng tái phát trở lại. Tuyệt đối không tự ý ngừng sử dụng kem cân bằng estrogen mà không tham khảo ý kiến chuyên gia nhi khoa.
Đối với mức độ trung bình và nặng
Những trường hợp bé gái bị dính môi nhỏ ở cấp độ vừa và nặng, dùng kem cân bằng estrogen không thể đem lại hiệu quả tách môi âm đạo như mong muốn. Lúc này, các bé sẽ được bác sĩ chỉ định tiến hành phẫu thuật tách môi dính trong thời gian sớm nhất.
Phẫu thuật tách môi bé là chỉ định với trường hợp dính môi vừa hay nặng
Tạm kết
Môi bé là bộ phận sinh dục ngoài rất quan trọng của nữ. Resolute Bay mong rằng, cha mẹ sẽ giúp các bé gái vệ sinh vùng kín và chăm sóc hai môi nhỏ đúng cách để hạn chế nguy cơ dính môi bé gây nhiễm trùng, thậm chí vô sinh cho trẻ. Hãy đưa bé đến thăm khám chuyên khoa sớm nếu phát hiện các triệu chứng dính môi âm đạo để được điều trị trong thời gian sớm nhất.
Để lại một bình luận