Nâng mũi là một ca làm đẹp tác động đến vùng mũi bằng dao kéo. Do vậy, việc chăm sóc hậu phẫu khá quan trọng để tránh chiếc mũi duyên dáng của bạn bị cong quẹo. Trong đó, cần hạn chế tác động là điều hiển nhiên. Vậy nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được? Cần kiêng cữ những gì? Hãy theo dõi hướng dẫn bên dưới bạn nhé!
Giải đáp: Nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được?
Sau khi nâng mũi, cần tuân thủ các quy định, nguyên tắc để đảm bảo dáng mũi tự nhiên, cân đối. Đặc biệt, nhiều bạn thắc mắc nâng mũi bao lâu thì đi được xe máy, Resolute Bay sẽ giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Những điều cần biết về phẫu thuật nâng mũi
Nâng mũi là phương pháp giúp khắc phục các khuyết điểm trên mũi như mũi thấp, mũi tẹt, mũi nhỏ, mũi to… Cách thực hiện là bác sĩ sẽ bóc tách vùng da đã xác định trước đó để đưa chất liệu sụn vào giúp mũi cao hơn. Bên cạnh đó, có thể kết hợp với các phương pháp thu gọn cánh mũi, tạo hình dáng mũi mới hoàn toàn.
Quá trình thực hiện tùy vào dịch vụ mà các bạn sẽ được gây mê hoặc gây tê để không gây cảm giác đau. Sau khi hoàn tất ca phẫu thuật, bác sĩ sẽ khâu lại bằng chỉ thẩm mỹ. Nhìn chung đây là ca làm đẹp an toàn và hạn chế tối đa những biến chứng nếu chúng ta thực hiện tại những cơ sở uy tín, chất lượng.
Nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được?
Sau khi ca phẫu thuật kết thúc, các bạn sẽ được nghỉ ngơi tại cơ sở thẩm mỹ. Trong khoảng 24 tiếng này, không được lái xe và không được hoạt động mạnh. Bởi lúc này lượng thuốc vẫn chưa tan hoàn toàn nên chúng ta sẽ không đủ tinh thần để lái xe.
Sau thời gian này, các bạn có thể lái xe nhưng ở mức độ vừa phải. Nếu kỹ hơn thì khoảng 3-5 ngày hoặc sau thời gian tháo nẹp khi sức khỏe dần ổn định thì việc lái xe sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, cần tránh những vấn đề sau:
- Chạy xe với tốc độ vừa phải tránh đường có ổ gà, dằn xóc sẽ tác động đến mũi.
- Mang khẩu trang không quá chật tránh bị siết phần mũi, hãy dùng các loại khẩu trang có loại vải mềm.
- Đội các loại nón bảo hiểm gọn nhẹ, tránh các loại nón dành cho xe phân khối lớn vì rất dễ va chạm vào mũi.
- Không đeo kính vì sức nặng của kính có thể làm mũi bị tuột sống.
Tại sao nên hạn chế đi xe máy khi thực hiện nâng mũi?
Sau khi thực hiện nâng mũi, cơ thể rất nhạy cảm và cần hạn chế các va chạm, tác động mạnh. Do đó, việc đi xe máy thường tác động lớn đến vùng mũi vừa được nâng. Sau khi nâng mũi cần chế đi xe máy vì những lý do sau:
Tác hại của ánh nắng mặt trời: Ánh nắng mặt trời có nhiều tác hại xấu với cơ thể, đặc biệt là vùng mũi vừa mới nâng. Dưới tác hại của tia UV, vết thương có thể lâu lành hoặc hình thành các loại sẹo. Khi ra ngoài, chị em cần che chắn, bảo vệ vùng mũi cẩn thận để ngăn chặn tia cực tím tác động vào vùng da.
Các loại ổ gà, ổ voi trên đường: Trên đường di chuyển, có nhiều ổ gà, ổ voi xuất hiện sẽ khiến cơ thể bị ảnh hưởng từ những cú xóc hoặc va chạm mạnh. Điều này dễ khiến tình trạng tụt sóng mũi, khiến mũi bị lệch và vết thương lâu lành.
Tác động bởi các phụ kiện khi ra ngoài: Khi ra ngoài chúng ta thường sử dụng các loại phụ kiện như kính mát, khẩu trang, mũ nón,… Vô tình những phụ kiện này có thể tác động đến dáng mũi và khiến mũi bị siêng vẹo, mất cân đối.
Theo ý kiến của các chuyên gia thẩm mỹ, sau khi nâng mũi tốt nhất bạn nên di chuyển bằng xe ô tô hoặc ở nhà nghỉ dưỡng. Việc đi xe máy sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho vùng mũi và khiến dáng mũi mất cân xứng.
Sống mũi cao thanh tú – đầu mũi không lộ sống khi nâng mũi tại Resolute Bay
Nếu lỡ đi xe máy sau khi nâng mũi thì phải làm sao?
Sau khi nâng mũi, các bác sĩ sẽ khuyến khích bệnh nhân đi ô tô về hoặc nhờ người thân đến đón. Tuyệt đối không đi xe máy sau khi nâng mũi vì lúc này thuốc gây mê vẫn còn tác dụng, cơ thể chưa tỉnh táo hoàn toàn nên có thể dẫn đến những nguy hiểm.
Trong trường hợp lỡ đi xe máy sau khi nâng mũi, bạn cần vệ sinh vết thương cẩn thận bằng nước muối sinh lý. Theo đó, nước muối sẽ kháng khuẩn, giữ vùng mũi được sạch sẽ và hạn chế các biến chứng.
Ngoài ra, nếu trong trường hợp cấp thiết cần ra ngoài, hãy đi taxi hoặc nhờ người thân chở đi để hạn chế các nguy cơ tiềm ẩn. Bạn cũng nên tuân thủ đầy đủ các chế độ ăn kiêng, sinh hoạt sau nâng mũi để đảm bảo sự an toàn, tự nhiên về sau.
Những lưu ý cần nhớ khi đi xe máy sau nâng mũi
Trên thực tế, có một số trường hợp bạn buộc phải đi xe máy ngay sau khi nâng mũi. Do đó, bên cạnh nắm được thông tin nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được, bạn cần tuân thủ một số lưu ý sau đây để giữ dáng mũi an toàn, hạn chế các rủi ro nhất có thể.
Di chuyển chậm rãi và tránh các đoạn đường gồ ghề
Sau khi vừa nâng mũi, phần sụn mũi chưa thích nghi vào cơ thể và còn khá nhạy cảm. Do đó, khi đi xe máy cần di chuyển chậm rãi, vận tốc từ 25 – 30km/h để tránh các va chạm mạnh và kiểm soát nếu có tình huống bất ngờ xảy ra.
Bên cạnh đó, các đoạn đường xấu, gập ghềnh cũng cần tránh trong quá trình di chuyển. Những khu vực này thường xuất hiện nhiều ổ gà, ổ voi nên khá nguy hiểm, nếu đi với vận tốc nhanh sẽ gây các tác động mạnh. Bạn có thể đi với vận tốc chậm, gặp ổ gà, ổ voi có thể phanh từ từ và né chúng một cách khéo léo.
Dùng khẩu trang mềm để che chắn
Khi ra ngoài, cần che chắn, bảo vệ cẩn thận để tránh các tác nhân xấu, bụi bẩn từ môi trường. Bạn có thể chọn các loại khẩu trang, phụ kiện mềm, nhẹ để hạn chế tác động lên dáng mũi. Ngoài ra, cần chú ý thêm một số điều như sau:
- Sau khi ra ngoài, vệ sinh lại vùng mũi bằng nước muối sinh lý. Trước khi ra ngoài, đừng quên sử dụng kem chống nắng cho vùng mặt để tránh tác hại tia UV.
- Sử dụng lớp bông lót hoặc băng gạc mềm bao quanh mũi trước khi đeo khẩu trang.
- Sử dụng thêm các loại áo chống nắng, mũ chống nắng bằng chất liệu cotton để bảo vệ làn da tốt hơn.
- Không nên đeo kính râm che nắng vì gọng kính khá cứng, có thể tác động lên dáng mũi.
Không dùng các loại mũ bảo hiểm fullface
Các loại mũ bảo hiểm fullface thường kín, ngăn không cho gió tác động vào vùng mặt. Tuy nhiên, nhược điểm của chúng là gây bí bách, nóng nực và không thoát mồ hôi, điều này dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng, ảnh hưởng quá trình hồi phục của vết thương.
Thao tác đội mũ bảo hiểm này cũng dễ tác động, va chạm mạnh vùng mặt, vùng mũi. Một số trường hợp, mũ bảo hiểm này còn va đập trực tiếp vào sóng mũi, dễ khiến mũi bị lệch chuẩn. Lời khuyên là bạn nên sử dụng các loại mũ bảo hiểm nhỏ, thoáng và đảm bảo an toàn. Ngoài ra, để dáng mũi đẹp chuẩn, ngoài việc kiêng đi xe máy cần kiêng các hoạt động và ăn uống đúng cách.
Chế độ ăn kiêng sau khi nâng mũi
Ăn kiêng sau phẫu thuật là một trong những lưu ý quan trọng nhất bởi ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ của chiếc mũi. Trong đó, có những loại thực phẩm mà chúng ta tạm không ăn như sau:
- Thức ăn cứng: Sau khi phẫu thuật, các bạn chỉ nên ăn các loại thức ăn mềm dễ hấp thụ. Tránh ăn các loại thức ăn cứng mà nhai quá lâu sẽ tác động đến vết mổ và đồng thời ảnh hưởng đến tiêu hóa làm cơ thể mỏi mệt.
- Thức ăn gây sẹo lồi và thâm da: Những thực phẩm như rau muống, thịt gà, thịt bò, trứng khi ăn vào có thể làm mũi bị sẹo lồi, da phục hồi không đều màu, da bị thâm. Vì vậy, sau khi phẫu thuật thì tuyệt đối chúng ta không nên ăn.
- Thực phẩm gây ngứa ngáy, lâu lành, sưng: Hải sản, đồ nếp, đồ tanh là những thực phẩm có thể khiến mũi bị sưng, nổi mủ, ngứa ngáy. Nếu chúng ta gãi sẽ làm cho mũi bong chỉ, rách da.
- Chất chứa cồn, gas và thực phẩm lên men: Các loại thức ăn có tính nóng chứa ớt, tiêu, giấm, và các loại nước kích thích như rượu, bia, nước ngọt, cà phê… cần tránh. Vì rất dễ bị nóng gây nhiệt miệng dẫn đến cơ thể mệt mỏi, vết mổ theo đó cũng sẽ lâu lành hơn.
- Các loại thực phẩm chứa cholesterol cao: Các loại thức ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, sữa nguyên kem, bơ… sẽ gây chướng bụng, khó tiêu ảnh hưởng đến vết mổ.
Cần ăn gì để mũi mau lành?
Mặc dù phải tạm chia tay với những món ăn mà mình yêu thích nhưng trái lại chúng ta sẽ bổ sung những dưỡng chất khác tốt cho cơ thể. Đa phần các loại thực phẩm này sẽ là rau củ quả như sau:
- Các loại trái cây: Để đẩy nhanh sự hình thành tế bào da non nên các bạn hãy bổ sung các loại vitamin trong trái cây như: cam, bưởi, nho, lựu, chuối, dâu tây, mâm xôi, việt quất…
- Các loại rau củ quả: Ăn nhiều các loại rau củ quả là để bổ sung lượng carbohydrate, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Vì vậy, một số loại thực phẩm nên ăn như: các loại rau có màu xanh đậm (cải xoăn, rau bina, rau diếp cá), cà rốt, cà chua, súp lơ, khoai lang, bắp luộc, khoai tây…
- Vitamin E từ thực vật: Bổ sung các loại dầu ô liu, dầu dừa, hạt hướng dương, chất béo từ các loại hạt… giúp tăng cường hệ miễn dịch, nhanh lành vết mổ và ngừa sẹo hiệu quả.
- Thực phẩm chứa chất đạm: Cần bổ sung đầy đủ thành phần dinh dưỡng từ thịt heo, ngũ cốc, bột yến mạch, lúa mì, các loại sữa (sữa đậu nành, sữa chua)…
- Uống nước thường xuyên: Để tăng cường quá trình trao đổi chất, giải độc tố thì chúng ta cần uống đủ 2,5 lít nước mỗi ngày. Thói quen này sẽ giúp vết thương mau hồi phục hơn.
Những việc cần làm sau khi nâng mũi
Chỉ hiểu được “nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được” sẽ không giúp bạn sở hữu dáng mũi chuẩn chỉnh mà cần tuân thủ một số cách sinh hoạt được hướng dẫn dưới đây.
Vệ sinh mũi thường xuyên
Sau khi nâng mũi, tình trạng chảy nước dịch sẽ xảy ra. Điều này là hoàn toàn bình thường nên bạn có thể an tâm. Và chúng ta hãy dùng miếng băng gạc đặt trên mũi để thấm các dịch tiết. Tiếp đến vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý khoảng 3-4 lần/ngày, thoa thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý: Trong 1 tuần đầu, chúng ta không rửa mặt bằng nước mà hãy dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng quanh mặt để tránh chạm đến mũi. Nếu gội đầu thì nằm ngửa và nhờ người giúp hoặc đến tiệm gội, tuyệt đối không cúi đầu hoặc nghiêng người sẽ làm động đến vùng mũi.
Chườm đá
Hiện tượng sưng vùng mũi, bầm tím sẽ xuất hiện sau khi nâng. Do vậy, chúng ta hãy chườm đá theo hướng dẫn sau:
- Khoảng 1-2 ngày đầu, dùng khăn sạch bọc vài viên đá rồi chườm 3 lần/ngày. Lưu ý nên di chuyển bọc đá nhẹ nhàng mà không để yên một chỗ, tránh để nước thấm vào mũi.
- Khoảng 3-4 ngày tiếp theo, dùng khăn thấm nước ấm chườm nhẹ quanh mũi để giúp giảm sưng, bầm hiệu quả.
Hút dịch và đeo nẹp cố định mũi
Sau khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ hút dịch cho bạn. Khi về nhà chúng ta sẽ nghỉ ngơi ngày đầu. Đến hút dịch lần 2 thì mọi người nên đến cơ sở thẩm mỹ để bác sĩ hút dịch và tiến hành băng nẹp. Lưu ý việc hút dịch và băng nẹp là bước quan trọng để định hình dáng mũi chuẩn xác nên các bạn cần tuân thủ đúng chỉ dẫn trong lịch hẹn để tránh mũi bị xô lệch.
Sau 5-7 ngày, chúng ta sẽ tái khám và tháo nẹp. Nhưng tùy vào cơ địa của mỗi người mà thời gian này có thể sớm hơn hoặc thậm chí là kéo dài hơn 1 tuần.
Uống thuốc đúng buổi và đủ liều lượng
Để giảm sưng, đau nhức mà các bác sĩ sẽ cấp cho bạn một số loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau. Khi về nhà, chúng ta sẽ chia các loại thuốc này uống theo từng bữa trong ngày. Nên lưu ý rằng, cần uống thuốc đúng bữa và không nên bỏ qua hoặc thay đổi liều dùng. Đặc biệt là không tự ý thoa thuốc hoặc mua thuốc bên ngoài về uống.
Tái khám theo đúng lịch hẹn
Suốt quá trình nâng mũi, các bác sĩ sẽ đồng hành cùng bạn nên chúng ta cần phải tái khám thường xuyên theo lịch hẹn. Sau 2 ngày, 1 tuần, 10 ngày, 1 tháng, 3 tháng… Để mũi khỏi hẳn hoàn toàn và tạo dáng đẹp thì bạn đừng nên bỏ qua lịch hẹn.
Nghỉ ngơi hợp lý
Trong khoảng 1-2 ngày đầu sau khi nâng mũi, các bạn nên nghỉ ngơi hoàn toàn. Ngủ đủ giấc và không nên thức khuya hoặc làm việc quá lâu, hạn chế những căng thẳng, mệt mỏi.
Nâng dáng mũi – Nâng thần thái tại Resolute Bay
Những việc không nên làm sau khi nâng mũi
So với những việc nên làm thì những việc “không” nên làm dưới đây càng quan trọng hơn. Vì những bất cẩn có thể làm dáng mũi bị lệch, cong vẹo ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ. Cụ thể chúng ta cần tránh những tác động sau:
Không dùng tay sờ mũi
Bình thường mọi người hay có thói quen dùng tay sờ mũi hoặc ngoáy mũi nhưng nâng mũi thì các bạn phải dừng ngay việc làm này. Bởi sự vô tình va chạm rất dễ làm mũi bị lệch sống. Đồng thời nếu bị ngứa mũi thì chúng ta cũng cố gắng không được gãi.
Không nằm nghiêng người
Khi ngủ không được nằm nghiêng hoặc nằm úp xuống gối bởi sẽ làm cong quẹo mũi. Nếu việc này là sự khó khăn thì các bạn hãy dùng gối cố định quanh người để khi ngủ sẽ không vô tình nằm nghiêng qua.
Không trang điểm hoặc thoa kem
Trong khoảng 2 tuần đầu, không nên trang điểm hoặc thoa kem. Vì lúc này làn da đang trong quá trình tái tạo da mới và định hình dáng mũi nên bất cứ tác động nào cũng có thể ảnh hưởng gây kích ứng làm da bị nhiễm khuẩn hoặc lệch form.
Không nên ra đường thường xuyên
Hạn chế ra đường trong khoảng 1 tuần là cách tốt nhất để đảm bảo mũi không bị tác động từ môi trường. Vì các tác nhân như ánh nắng, bụi bẩn sẽ làm vi khuẩn bám dính mũi. Hoặc nếu đi không cẩn thận bị ngã sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng khiến mũi bị quẹo.
Không hoạt động mạnh
Sau khi nâng mũi, mọi hoạt động như cúi đầu, ngước lên, hoặc chạy nhảy, tập thể dục… tất cả đều phải dừng hẳn. Mọi sự vận động sẽ làm các cơ và mạch máu tại vùng mũi bị ảnh hưởng.
Không quan hệ tình dục
Sau khi nâng mũi, trong 2 tuần đầu thì chúng ta không nên quan hệ tình dục. Hãy cố gắng kiêng cữ bởi lúc này mũi cần được “nghỉ ngơi”. Khi quan hệ nếu cơ thể hoạt động mạnh có thể làm mũi bị chảy máu hoặc nếu vết mổ chưa cắt chỉ sẽ làm bung chỉ, có khi là bị lệch trụ mũi.
Không nên mang áo chồng qua cổ
Khi nâng mũi thì ngay cả mặc áo chúng ta cũng phải cẩn thận bởi nếu mang những loại áo chồng qua cổ rất dễ va chạm đến mũi. Thay vào đó thì nên mặc áo sơ mi có cài cúc để thao tác dễ dàng hơn.
Nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được? Câu hỏi đã được giải thích rõ trong bài viết trên. Nếu trong quá trình chăm sóc hậu phẫu khi nâng mũi có bất cứ điều nào chưa rõ thì chúng ta hãy liên hệ đến Resolute Bay theo hotline: 1800 3333 nhé! Nhân viên tại đây luôn sẵn sàng hỗ trợ mọi ý kiến thắc mắc từ khách hàng.
Thổi bay chiếc mũi xấu – Sở hữu ngay chiếc mũi đẹp thời thượng tại Resolute Bay
Để lại một bình luận