Khâu vệ sinh mũi sau khi nâng đặc biệt quan trọng có ảnh hưởng đến kết quả làm đẹp. Do vậy, các bạn nên biết cách vệ sinh mũi sau nâng theo hướng dẫn của bác sĩ. Trước tiên, cần chuẩn bị các dụng cụ vệ sinh, sau đó mới tiến hành vệ sinh sát khuẩn cho mũi thật nhẹ nhàng. Cụ thể, từng bước thực hiện ra sao sẽ được Resolute Bay hướng dẫn chi tiết dưới đây.
Hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh mũi sau nâng
Nâng mũi được khâu đóng vết thương bằng chỉ thẩm mỹ bên trong khoang mũi hoặc bên ngoài mũi, vách ngăn. Vết thương sẽ bị chảy chất nhầy, tiết dịch ra ngoài nên cần vệ sinh sạch sẽ để mũi không bị nhiễm trùng.
Bác sĩ có thể dùng thanh nẹp mũi để cố định mũi, đặt miếng bông gạc nhỏ dưới mũi để thấm dịch, các bạn cần thay băng gạc và cẩn thận nhẹ nhàng thực hiện để không tác động đến mũi. Chi tiết các bước thực hiện sẽ được hướng dẫn như sau:
Dụng cụ cần chuẩn bị vệ sinh mũi sau nâng
Trước khi vệ sinh mũi, các bạn cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết cho mỗi lần thực hiện để tránh tình trạng lóng ngóng mà tác động đến mũi. Những dụng cụ cần như chuẩn bị như: Băng gạc, bông y tế, dung dịch sát khuẩn, nước muối sinh lý…, các dụng cụ khác nếu cần.
Xem thêm: Các loại nâng mũi phổ biến
Các bước vệ sinh mũi sau khi nâng đạt chuẩn
Tại các cơ sở thẩm mỹ, các bác sĩ sẽ hướng dẫn quy trình vệ sinh mũi đúng cách để khách hàng thực hiện tại nhà. Các bạn nên ghi nhớ và thực hiện theo các bước hướng dẫn như sau:
- Bước 1: Vệ sinh tay sạch sẽ, sử dụng bông y tế thấm dung dịch sát khuẩn rồi lau vết thương thật nhẹ nhàng, sau đó lau sạch hai bên cánh mũi.
- Bước 2: Tiếp đến dùng bông y tế thấm nước muối sinh lý vệ sinh lại mũi thêm một lần.
Những lưu ý trong cách vệ sinh mũi sau nâng
- Không rửa mặt bằng nước khi vừa mới phẫu thuật.
- Nên dùng bông tẩy trang thấm nước muối lau sạch khu vực quang mũi khi bị sưng nề.
- Thực hiện vệ sinh khoảng 3 – 4 lần/ngày và giữ cho vết thương khô thoáng.
- Nếu bị chảy dịch thì thay băng gạc, sát khuẩn để tránh bị ứ dịch gây sưng đau và nhiễm trùng.
- Sau khi mũi cắt chỉ, mặc dù không lo lắng bị nhiễm trùng nhưng vẫn cần vệ sinh tương tự và thao tác nhẹ nhàng, vì lúc này cấu trúc mũi vẫn chưa ổn định.
Những lưu ý sau khi nâng mũi bạn cần biết
Sau nâng mũi, ngoài vấn đề vệ sinh thì các bạn cần lưu ý thêm một số điều cần làm để thúc đẩy vết thương nhanh lành. Chẳng hạn như uống thuốc, chườm đá giảm sưng, kiêng cữ trong ăn uống…
Uống thuốc do bác sĩ kê đơn
Ngoài cách vệ sinh mũi sau nâng, các bạn cần uống thuốc giảm đau, kháng viêm, chống sưng bầm vết thương. Nên uống đúng cữ trong khoảng 1 tuần để mũi dễ chịu và mau lành hơn. Lưu ý nên sử dụng thuốc mà bác sĩ chỉ định, không nên tự ý mua thuốc bên ngoài. Một số trường hợp có vết thương ở giữa mũi thì có thể sử dụng thuốc mỡ thoa lên vết thương để nhanh phục hồi.
Áp dụng biện pháp giảm sưng
Nâng mũi bị sưng bầm diễn ra phổ biến, đây là biểu hiện bình thường không đáng lo ngại. Các bạn chỉ cần áp dụng phương pháp chườm lạnh sẽ nhanh chóng cải thiện được tình trạng. Hãy dùng khăn sạch để bọc viên đá rồi chườm xung quanh mũi, lưu ý không để nước làm ướt vết thương, đồng thời cần di chuyển liên tục trong lúc chườm để không bị bỏng lạnh.
Chế độ ăn uống sau nâng mũi
Trên cơ thể đang có vết thương hở nên việc kiêng cữ trong ăn uống nên hết sức cẩn thận. Kiêng ăn các thực phẩm cay nóng, rượu, bia, hải sản, thịt gà, thịt bò, đồ nếp, rau muống… để vết thương không bị sưng đau. Thay vào đó, các bạn hãy tích cực uống nhiều nước, bổ sung các loại nước uống thanh mát chứa nhiều vitamin như nước ép trái cây, sinh tố, sữa chua. Trong khẩu phần ăn mỗi ngày nên bổ sung nhiều rau củ quả, thịt, các loại đậu… sẽ nhanh chóng thúc đẩy vết thương liền da.
Tái khám theo lịch hẹn
Sau nâng mũi khoảng 7 – 10 ngày thường sẽ tháo nẹp, cắt chỉ. Các bạn nên đến cơ sở thẩm mỹ theo lịch hẹn để bác sĩ thực hiện và kiểm tra kết quả. Không nên tự ý tháo nẹp hay cắt chỉ tại nhà tránh gây nhiễm trùng. Ngoài ra, theo định kỳ có thể đến cơ sở để thăm khám mà không mất khoản chi phí nào.
Những điều nên tránh sau khi nâng mũi
Song song với cách vệ sinh mũi sau nâng, các bạn cần biết những điều cần tránh sau nâng mũi cũng rất quan trọng. Những tác động đến mũi dù là nhỏ nhất vẫn có khả năng khiến cho mũi bị tổn thương gây lệch vẹo, tụt sụn. Cụ thể, những hoạt động cần tránh như:
- Tránh gãi, bóp mũi: Động tác gãi, bóp mũi hay những đụng chạm có thể làm sụn mũi dịch chuyển, mũi bị biến dạng méo méo.
- Không vận động mạnh: Sau khi phẫu thuật không nên vận động mạnh, nên ngừng các hoạt động luyện tập thể dục thể thao và bơi lội. Đi lại nhẹ nhàng không chạy nhảy trong tuần đầu tiên, không nâng hay vác các vật nặng.
- Không nên xì mũi: Hắt xì hơi mạnh có thể làm mũi bị đau nhức, chảy nước mũi ảnh hưởng đến vết thương, nặng còn gây ảnh hưởng đến form mũi.
- Không cúi người: Không nên cúi đầu, nghiêng đầu về phía trước hay lắc qua lắc lại. Không nên đeo kính có gọng có quá lớn đè lên sống mũi và không bịt khẩu trang.
- Không nên nằm nghiêng, nằm sấp: Trong lúc ngủ chỉ nên nằm ngửa người, kê cao gối hơn bình thường và cố định phần đầu để tránh khi ngủ nằm nghiêng hoặc nằm sấp va chạm mạnh đến mũi.
- Hạn chế hoạt động tình dục: Trong tuần đầu nâng mũi, form mũi chưa cố định chắc chắn cũng như cơ thể còn khá mệt mỏi, nhạy cảm nên khuyến khích các chị em kiêng làm “chuyện ấy”.
Những dấu hiệu nhận biết mũi bị nhiễm trùng
Sở dĩ các bạn cần biết cách vệ sinh mũi sau nâng là để phòng ngừa bị nhiễm trùng. Nếu trong quá trình vệ sinh, các bạn nhận biết được các dấu hiệu sau đây thì chứng tỏ mũi có thể bị nhiễm trùng nên cần có biện pháp xử lý kịp thời:
- Mũi sưng tấy đỏ kéo dài: Nâng mũi bị sưng chỉ khoảng vài ngày là khỏi, nhưng nếu vết thương bị sưng kéo dài thì các bạn nên lưu ý do cơ địa, cách ăn uống hoặc vết mổ có vấn đề.
- Vết thương ẩm ướt, không khô: Đường chỉ khâu nếu không khô mà bị ẩm ướt và tiết dịch thì có nguy cơ cao bị nhiễm trùng nếu kéo dài lâu ngày.
- Vết thương ngày càng đau nhức: Khi vừa mới phẫu thuật nâng mũi sẽ có hơi ê đau và khỏi hẳn sau 1 – 2 ngày. Nếu cảm giác đau nhức kéo dài và ngày càng tăng tức, khó chịu thì nên đề phòng.
- Cơ thể nóng sốt: Một trong những biểu hiện cho thấy mũi bị nhiễm trùng là cơ thể bị nóng sốt, kèm theo hiện tượng chảy dịch, đau nhức. Lúc này, các bạn cần đến bác sĩ để hạ sốt và ngăn chặn nhiễm trùng xảy ra.
- Mũi chuyển màu thâm đen và có mùi hôi: Chắc chắn khi mũi bị thâm đen và có mùi tanh hôi thì chứng tỏ đã bị nhiễm trùng. Chúng ta cần đến cơ sở thẩm mỹ nhanh chóng để xử lý tránh làm hỏng chiếc mũi hay ảnh hưởng đến tính mạng.
Tình trạng nhiễm trùng mũi có nhiều nguyên nhân, ngoài yếu tố vệ sinh thì còn do quy trình phẫu thuật không đảm bảo, cơ địa của khách hàng, khâu ăn uống… Nếu mũi đã bị nhiễm trùng, các bạn cần phải cẩn thận vệ sinh theo hướng dẫn và dùng thuốc. Một số trường hợp nặng còn tháo bỏ sụn nâng và tái phẫu thuật lại sau 3 – 6 tháng.
Phần trình bày đã chia sẻ cách vệ sinh mũi sau nâng giúp cho những ai vừa mới phẫu thuật áp dụng tại nhà. Bên cạnh đó, có một số điều khi thực hiện mà các bạn nên ghi nhớ để giúp mũi mau chóng phục hồi, hạn chế những biến chứng xảy đến.
Để lại một bình luận